Làm thế nào để chúng ta đối phó với Tính Không Thể Đoán Trước Của Môi Trường?
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
- Tính không thể lường trước của môi trường đề cập đến việc không biết khi nào sự khó khăn sẽ xuất hiện.
- Những cá nhân lớn lên trong môi trường không thể đoán trước có thể phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực.
- Chúng ta có thể cố gắng xác định một mô hình, mong đợi những điều không mong đợi và chuẩn bị ứng phó với sự khó lường của môi trường.
Bạn đã từng trải qua cảm giác vào một ngày như thường lệ, bạn thức dậy và bắt đầu mặc quần áo đi học, đi làm. Bạn làm những công việc mà bạn đã lên kế hoạch từ trước tuy nhiên lại xảy ra một sự cố không lường trước.
Ví dụ, bạn bị lủng lốp xe khi đang đi trên đường hay trời mưa bất chợt. Đột nhiên, mọi kế hoạch của bạn bị gián đoạn, các ưu tiên của bạn thay đổi và bạn thấy mình cạn kiệt nguồn lực tinh thần để thực hiện một kế hoạch mới hoặc sửa chữa lại kế hoạch cũ. Nếu bạn từng có trải nhiệm trên thì bạn không hề cô đơn. Những điều bạn vừa trải qua ở trên có tên gọi là tính không thể đoán trước của môi trường.
Tính không thể đoán trước của môi trường là gì?
Tính không thể đoán trước của môi trường, đề cập đến mức độ khắc nghiệt của môi trường theo thời gian và không gian (Ellis et al., 2009), là chủ đề mà các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như tiến hóa và phát triển con người, đang nghiên cứu.
Mặc dù các yếu tố môi trường như nhiệt độ (trong các hệ thống sinh học) hoặc cách xử lý của những người khác (trong các hệ thống xã hội) có thể được cho là sẽ thể hiện những biến đổi theo thời gian và không gian, điều khiến cho tính khó lường của môi trường đáng được chú ý là sự vắng mặt của một mô hình thay đổi dự kiến—do đó, không biết khi nào chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khắc nghiệt (Young et al., 2020).
Dựa trên định nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng tính không thể đoán trước của môi trường có thể được xem như một loại tác nhân gây căng thẳng cụ thể và nói chung nó là một đặc điểm không mong muốn của môi trường bên ngoài. Những môi trường không thể đoán trước có thể trở thành vấn đề vì con người có xu hướng chung muốn giảm bớt sự không chắc chắn và giành quyền kiểm soát môi trường của mình (Karasek, 1979; Kramer, 1999).
Tương lai là không chắc chắn khi không thể dự đoán được nó, nghĩa là khi các điều kiện hiện tại không tương quan với kết quả trong tương lai và không có dấu hiệu nào dự đoán kết quả trong tương lai (Nettle et al., 2013).
Tùy thuộc vào tầm quan trọng của nguồn gốc của tính không thể đoán trước của môi trường , các cá nhân có thể sử dụng các nguồn lực tinh thần của mình, chẳng hạn như sự chú ý hoặc năng lượng, để dự đoán hoặc đối phó với những điều không thể đoán trước. Khi kéo dài, những nguồn lực đó có thể cạn kiệt và khiến cá nhân rơi vào trạng thái kiệt sức hoặc kích động.
Ảnh hưởng của tính không thể đoán trước của môi trường
Trong nhiều thập kỷ, các học giả đã xem xét mối liên hệ giữa điều kiện môi trường, sự tiến hóa và sự phát triển của các chiến lược lịch sử sự sống (Belsky, Steinberg, & Draper, 1991; Chisholm, 1993; Draper & Harpending, 1982). Gần đây, lý thuyết và nghiên cứu về tiến hóa-phát triển đã xác định được vai trò đặc biệt của tính không thể đoán trước của môi trường trong việc điều chỉnh sự phát triển của con người (Ellis et al., 2009).
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tính không thể đoán trước của môi trường và các đặc điểm lịch sử cuộc sống ở con người, chẳng hạn như hành vi tình dục (Belsky, Schlomer, & Ellis, 2012; Simpson, Griskevicius, Kuo, Sung, & Collins, 2012), kết quả giao phối và mối quan hệ và cách nuôi dạy con cái (Szepsenwol, Simpson, Griskevicius, & Raby, 2015).
Các nghiên cứu cũng liên kết tính không thể đoán trước của môi trường với hành vi và nhận thức, bao gồm việc chấp nhận rủi ro và giảm thiểu thời gian (Griskevicius et al., 2013), chức năng điều hành và trí nhớ làm việc (Mittal, Griskevicius, Simpson, Sung, & Young, 2015; Young, Griskevicius, Simpson, Waters, & Mittal, 2018) và ra quyết định (Griskevicius, Delton, Robertson, & Tybur, 2011; White, Li, Griskevicius, Neuberg, & Kenrick, 2013).
Cùng với đó, Spadoni (2022) phát hiện ra rằng những cá nhân lớn lên trong môi trường không thể đoán trước trong thời thơ ấu sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần ở mức độ cao hơn khi lớn lên. Tương tự, Szepsenwol et al., (2017) cho thấy rằng những người tham gia có lịch sử thời thơ ấu không thể đoán trước có nhiều khả năng tham gia vào các xung đột tình bạn và bạo lực bạn tình sau này trong cuộc sống của họ.
Việc tiếp xúc với môi trường thời thơ ấu không thể đoán trước có liên quan đến lịch sử cuộc sống “nhanh”, chẳng hạn như tuổi quan hệ tình dục lần đầu và thụ thai lần đầu sớm hơn, tỷ lệ hành vi hung hăng và phạm pháp cao hơn và sức khỏe giảm sút (Belsky et al., 2012; Brumbach et al., 2009; Nettle et al., 2011; Simpson et al., 2012).
Những thanh niên như vậy cũng biểu hiện mức độ cao hơn về các triệu chứng hướng ngoại, các vấn đề về hành vi, hung hăng và phạm pháp so với thanh niên lớn lên trong môi trường gia đình ổn định hơn, ngay cả sau khi đã kiểm soát nhiều yếu tố rủi ro khác (Fomby & Cherlin, 2007; Fomby & Osborne, 2017; Tither & Ellis, 2008).
Đặc biệt ở tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên lớn lên trong môi trường không thể đoán trước có nguy cơ sử dụng chất gây nghiện, trộm cắp, phá hoại tài sản và thể hiện các kỹ năng xã hội kém hơn (ví dụ: khả năng kết bạn và tuân theo các chuẩn mực xã hội; Doom et al., 2016; Hartman, Sung , Simpson, Schlomer, & Belsky, 2017).
Đối Diện Với Tính Không Thể Đoán Trước Của Môi Trường
Qua các nghiên cứu trên có thể thấy rằng Tính khống thể đoán trước của môi trường có thể là yếu tố gây căng thẳng và có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta không thể kiểm soát được môi trường bên ngoài sẽ khắc nghiệt như thế nào và khi nào. Chúng ta có thể làm gì trong những tình huống này? Tôi đã chia sẻ một số gợi ý bên dưới nhưng danh sách này chưa đầy đủ.
Hãy chú ý xem liệu có tồn tại một khuôn mẫu nào không
Mong đợi những điều bất ngờ
Lập kế hoạch
Nguồn tham khảo
Belsky, J., Schlomer, G. L., & Ellis, B. J. (2012). Beyond cumulative risk: distinguishing harshness and unpredictability as determinants of parenting and early life history strategy. Developmental psychology, 48(3), 662.
Brumbach, B. H., Figueredo, A. J., & Ellis, B. J. (2009). Effects of harsh and unpredictable environments in adolescence on development of life history strategies: A longitudinal test of an evolutionary model. Human Nature, 20,25–51.
Chisholm, J. S., Ellison, P. T., Evans, J., Lee, P. C., Lieberman, L. S., Pavlik, Z., … & Worthman, C. M. (1993). Death, hope, and sex: Life-history theory and the development of reproductive strategies [and comments and reply]. Current anthropology, 34(1), 1-24.
Doom, J. R., Vanzomeren-Dohm, A. A., & Simpson, J. A. (2016). Early unpredictability predicts increased adolescent externalizing behaviors and substance use: A life history perspective. Development and psychopathology, 28(4pt2), 1505-1516.
Draper, P., & Harpending, H. (1982). Father absence and reproductive strategy: An evolutionary perspective. Journal of anthropological research, 38(3), 255-273.
Ellis, B. J., Figueredo, A. J., Brumbach, B. H., & Schlomer, G. L. (2009). Fundamental dimensions of environmental risk: The impact of harsh versus unpredictable environments on the evolution and development of life history strategies. Human Nature, 20, 204-268.
Fomby, P., & Osborne, C. (2017). Family instability, multipartner fertility, and behavior in middle childhood. Journal of marriage and family, 79(1), 75-93.
Griskevicius, V., Ackerman, J. M., Cantú, S. M., Delton, A. W., Robertson, T. E., Simpson, J. A., … & Tybur, J. M. (2013). When the economy falters, do people spend or save? Responses to resource scarcity depend on childhood environments. Psychological science, 24(2), 197-205.
Hartman, S., Sung, S., Simpson, J. A., Schlomer, G. L., & Belsky, J. (2018). Decomposing environmental unpredictability in forecasting adolescent and young adult development: A two-sample study. Development and Psychopathology, 30(4), 1321-1332.
Jagtman, E., & Hale, A. (2007). Safety learning and imagination versus safety bureaucracy in design of the traffic sector. Safety Science, 45(1-2), 231-251.
Karasek, R. A. (1979). Job demands, job decision latitude, and mental strain: Implications for job redesign. Administrative Science Quarterly, 24, 285–308.
Kramer, M. W. (1999). Motivation to reduce uncertainty: A reconceptualization of uncertainty reduction theory. Management Communication Quarterly, 13(2), 305-316.
Nettle, D., Coall, D. A., & Dickins, T. E. (2011). Early life conditions and age at first pregnancy in British women. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences, 278, 1721–1727.
Simpson, J. A., Griskevicius, V., Kuo, S. I., Sung, S., & Collins, W. A. (2012). Evolution, stress, and sensitive periods: the influence of unpredictability in early versus late childhood on sex and risky behavior. Developmental psychology, 48(3), 674.
Spadoni, A. D., Vinograd, M., Cuccurazzu, B., Torres, K., Glynn, L. M., Davis, E. P., … & Risbrough, V. B. (2022). Contribution of early‐life unpredictability to neuropsychiatric symptom patterns in adulthood. Depression and Anxiety, 39(10-11), 706-717.
Stanovich, K. E. (2020). Why humans are cognitive misers and what it means for the great rationality debate. In Routledge handbook of bounded rationality (pp. 196-206). Routledge.
Szepsenwol, O., Griskevicius, V., Simpson, J. A., Young, E. S., Fleck, C., & Jones, R. E. (2017). The effect of predictable early childhood environments on sociosexuality in early adulthood. Evolutionary Behavioral Sciences, 11(2), 131.
Szepsenwol, O., Simpson, J. A., Griskevicius, V., & Raby, K. L. (2015). The effect of unpredictable early childhood environments on parenting in adulthood. Journal of personality and social psychology, 109(6), 1045.
Szepsenwol, O., Zamir, O., & Simpson, J. A. (2019). The effect of early-life harshness and unpredictability on intimate partner violence in adulthood: A life history perspective. Journal of social and personal relationships, 36(5), 1542-1556.
Tither, J. M., & Ellis, B. J. (2008). Impact of fathers on daughters’ age at menarche: a genetically and environmentally controlled sibling study. Developmental psychology, 44(5), 1409.
White, A. E., Li, Y. J., Griskevicius, V., Neuberg, S. L., & Kenrick, D. T. (2013). Putting all your eggs in one basket: Life-history strategies, bet hedging, and diversification. Psychological science, 24(5), 715-722.
Young, E. S., Frankenhuis, W. E., & Ellis, B. J. (2020). Theory and measurement of environmental unpredictability. Evolution and Human Behavior, 41(6), 550-556.
Young, E. S., Griskevicius, V., Simpson, J. A., Waters, T. E., & Mittal, C. (2018). Can an unpredictable childhood environment enhance working memory? Testing the sensitized-specialization hypothesis. Journal of personality and social psychology, 114(6), 891.